Hoàn thành vào năm 1843, lăng là quần thể kiến trúc tổng diện tích 18 ha, gồm 40 công trình (cung điện, đền miếu…) bám theo một trục chính (Thần đạo) dài 700 m.
Giữa Bi Đình có bia đá Thánh Đức Thần Công ghi công của vua Minh Mạng
Ký họa của họa sĩ Vương Hoàng Long
Bái Đình với hàng tượng đá voi ngựa, quan văn võ đứng chầu - ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Họa sĩ cung cấp
Cửa chính vào lăng là Đại Hồng môn có 3 lối đi (nhưng lối giữa chỉ mở một lần khi đưa quan tài vua Minh Mạng vào). Công trình cao 9 m, rộng 12 m, 24 lá mái cao thấp, nhiều họa tiết trang trí theo điển tích "cá chép hóa rồng", "long vân khế hội". Kế đến là Bái Đình - khoảnh sân rộng 45 x 45 m lát gạch Bát Tràng với hai hàng tượng quan văn, võ, voi, ngựa bằng đá đứng chầu. Cuối sân là Bi Đình (mái lợp âm dương hai tầng, trên đỉnh trang trí rồng và hồ lô). Giữa Bi Đình có bia đá Thánh Đức Thần Công do vua Thiệu Trị viết để ghi công đức của vua cha Minh Mạng (1791 - 1841).
Ký họa của Hoàng Quốc Đạt
Ký họa của họa sĩ Huỳnh Thanh Nam
Cổng thứ hai là Hiển Đức vào khu vực tẩm điện có thành bao bọc hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Hồ Tân Nguyệt (xây theo hình trăng non) là yếu tố "thủy" trong phong thủy, giúp cảnh quan hài hòa hơn. Bắc qua hồ Tân Nguyệt, dẫn đến nơi yên nghỉ cuối cùng của vua Minh Mạng là cầu Thông Minh Chính Trực. Đầu cầu có cổng tam quan được chạm trổ rồng phượng cầu kỳ.
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Ký họa của KTS Nguyễn Đình Việt
KTS cung cấp
Ngoài ra, lăng còn có Minh Lâu (lầu sáng) nằm giữa khung cảnh nên thơ. Đây cũng là điểm check in yêu thích của du khách.
Một cây cầu trong lăng - ký họa của họa sĩ Đặng Viết Lộc
Họa sĩ cung cấp
Ký họa của KTS Đặng Phước Tuệ
KTS cung cấp